Chuyển đến phần nội dung

Chuyển đổi IFRS

Khó khăn khi doanh nghiệp chuyển đổi BCTC theo chuẩn mực IFRS

Theo

Nguồn Tổng hợp

Tháng Bảy 22, 2024

Chuyển đổi Báo cáo Tài chính (BCTC) theo chuẩn mực IFRS đang trở thành xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, quá trình này không hề đơn giản và gặp nhiều khó khăn như sự khác biệt về nguyên tắc kế toán, cần đào tạo lại nhân sự, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, và quản lý thay đổi trong tổ chức. Hiểu rõ các thách thức này là bước quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch chuyển đổi hiệu quả, đảm bảo tính minh bạch và chuẩn xác trong báo cáo tài chính.

 

Thực trạng áp dụng chuẩn mực IFRS tại Việt Nam

 

Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS được Bộ Tài chính xây dựng với 26 chuẩn mực nhằm thực hiện Chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, vào tháng 3/2020, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 345/QĐ-BTC phê duyệt đề án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được xem như tuyên bố chính thức của Việt Nam trong việc ủng hộ việc áp dụng ngôn ngữ kế toán toàn cầu, ngôn ngữ kinh doanh quốc tế – IFRS, đồng thời đưa Việt Nam vào bản đồ các quốc gia và vùng lãnh thổ cho phép áp dụng IFRS.

 

Thực tế đối với các doanh nghiệp hiện đang áp dụng IFRS cũng cho thấy việc áp dụng hệ thống chuẩn mực quốc tế là khá phức tạp. Theo đó, phần lớn các doanh nghiệp phải mất từ 3 – 6 tháng để thực hiện quá trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS, một số doanh nghiệp phải mất từ 6 – 12 tháng để thực hiện và thậm chí là hơn 12 tháng để quá trình này có thể hoàn thiện.

 

 

Sự khác nhau giữa chuẩn mực VAS và chuẩn mực IFRS

 

Đầu tiên, phạm vi áp dụng của hai tiêu chuẩn này rất khác nhau. Trong khi IFRS được áp dụng toàn cầu, VAS chỉ được sử dụng trong lãnh thổ của Việt Nam. Thứ hai, IFRS  được cập nhật thường xuyên để phản ánh sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và kinh tế toàn cầu, trong khi VAS có tốc độ cập nhật chậm hơn.

 

Tính toàn diện của IFRS cao hơn VAS do bao gồm nhiều khía cạnh của kế toán hơn. Tính linh hoạt của IFRS được đánh giá cao hơn vì nó cung cấp hướng dẫn chung hơn, trong khi VAS thường có nhiều quy định chi tiết hơn. Sự so sánh giữa các công ty sử dụng IFRS là dễ dàng hơn vì tính nhất quán trên toàn cầu, trong khi VAS thường chỉ áp dụng trong phạm vi cụ thể của một quốc gia.

 

Một điểm đáng chú ý khác là IFRS không áp đặt về hình thức, cho phép các doanh nghiệp tự tạo ra hệ thống tài khoản và biểu mẫu kế toán phù hợp với đặc thù của họ. Trong khi đó, VAS có thể có các yêu cầu cụ thể về hình thức và nội dung của báo cáo tài chính. Điều này tạo ra một mức độ tự do lớn hơn cho các doanh nghiệp sử dụng IFRS trong việc quản lý thông tin tài chính của họ.

 

Vì sao các doanh nghiệp Việt Nam cần sử dụng chuẩn mực IFRS ?

 

Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với kinh tế thế giới: Khi áp dung IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung  và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng sẽ được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế. Ngoài ra, sau khi áp dụng IFRS, mức độ tin cậy về thông tin của các công ty niêm yết, cũng như thị trường tài chính, thị trường chứng khoán Việt Nam được giới đầu tư nước ngoài  đánh giá cao

 

IFRS giúp đảm bảo tính thống nhất toàn cầu của chuẩn mực BCTC áp dụng cho tổ chức trên các khu vực pháp lý khác nhau, các quốc gia khác nhau trong việc đo lường, công khai và minh bạch tài chính. Các công ty con áp dụng IFRS sẽ giúp tiết kiệm thời gian chuyển đổi, cũng như có những báo cáo được trình bày thống nhất giúp công ty mẹ nhanh chóng nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của công ty con.

 

 

Những khó khăn khi chuyển đổi BCTC chuẩn mực IFRS

 

Quá trình hình thành và phát triển IFRS được xây dựng và xác lập bởi Ủy ban Chuẩn mực Quốc tế – IASC và Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế – IASB. IFRS công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, có rất nhiều ngôn ngữ chuyên ngành yêu cầu người đọc cần có chuyên môn cao.

 

Chi phí và Nguồn nhân lực

 

Hiện nay, ở Việt Nam, các doanh nghiệp địa phương đang thiếu hụt nguồn nhân lực, kỹ năng, kinh nghiệm và thời gian để thích nghi với chuẩn mực IFRS. Nguồn nhân lực ở đây không chỉ giới hạn ở đội ngũ các nhân viên kế toán của các doanh mà bao gồm cả lãnh đạo của các công ty này, vì họ là người chịu trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính.

 

Khi triển khai IFRS, có thể phát sinh chi phí liên quan đến việc sửa đổi hệ thống trình bày và kế toán. Do khan hiếm nhân sự có trình độ, các công ty buộc phải dựa vào các công ty tư vấn và kiểm toán để cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Ngoài ra, chi phí tăng lên do nhu cầu điều chỉnh hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống phần mềm để tuân thủ các tiêu chuẩn IFRS. Thêm nữa, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư chi phí để đào tạo nhân viên với mục đích phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

 

Hệ thống chuẩn mực IFRS phức tạp

 

Hệ thống IFRS được phát triển từ hệ thống tiền thân là IAS. Mặc dù các tiêu chuẩn IFRS không thay thế hoàn toàn các tiêu chuẩn cũ trong hệ thống IAS nhưng chúng kết hợp một số tiêu chuẩn cũ cùng với các tiêu chuẩn hiện tại. Các chuẩn mực IFRS mới đã được giới thiệu, trong khi các chuẩn mực IFRS hiện tại liên tục được cập nhật.

 

Hệ thống công nghệ thông tin

 

Hiện nay, phần lớn các công ty đã triển khai IFRS vẫn chưa xây dựng được hệ thống phần mềm dành riêng cho chuẩn mực IFRS. Thay vào đó, họ tiếp tục dựa vào đồng thời hai hệ thống kế toán và sổ kế toán riêng biệt để tạo điều kiện cho việc lập bút toán chuyển đổi từ VAS sang IFRS khi lập báo cáo tài chính. Việt Nam phải đối mặt với thách thức trong giai đoạn đầu vì các công ty sẽ cần duy trì hai hệ thống kế toán riêng biệt.

 

Ảnh hưởng tới mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp

 

Một số nhà lãnh đạo cho rằng việc chuyển sang IFRS chỉ là một sự thay đổi trong chính sách kế toán và nó chỉ thuộc thẩm quyền của bộ phận kế toán. Tuy nhiên, trên thực tế, IFRS đòi hỏi phải có những điều chỉnh hoạt động đáng kể và cần có sự hợp tác từ nhiều bộ phận khác nhau trong tổ chức. Các công ty cần đánh giá sự khác biệt giữa VAS và IFRS để có thể thiết lập các tiêu chí cụ thể cho các bộ phận liên quan.

 

Việc chuyển đổi từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang IFRS Việt Nam là một yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp ở Việt Nam hội nhập và tích cực tham gia sâu hơn nữa vào thị trường tài chính toàn cầu. Bên cạnh những lợi ích khi triển khai IFRS, các doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với vô số thách thức đáng kể trong tương lai. Việc hiểu biết đúng đắn về sự phức tạp và những trở ngại liên quan đến việc chuyển đổi sang IFRS, cùng với kế hoạch chuyển đổi có cấu trúc và chiến lược tốt là rất quan trọng đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

 

Chuyển đổi sang IFRS không chỉ là một yêu cầu mà còn là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kiên trì. Các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, từ việc thay đổi tư duy kế toán, cập nhật hệ thống thông tin đến việc đào tạo lại nhân sự. Việc xây dựng một kế hoạch chuyển đổi rõ ràng, kết hợp với việc ứng dụng các giải pháp công nghệ như FPT CFS, sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn chuyển đổi một cách hiệu quả.

 

FPT CFS là giải pháp phần mềm toàn diện giúp đơn giản hóa quy trình báo cáo tài chính; tự động hóa tới 99% công việc lập và hợp nhất báo cáo tài chính, cho phép tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các chuẩn mực kế toán (bao gồm VAS và IFRS).

 

Xem thêm: Doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho chuyển đổi BCTC chuẩn IFRS: Thời gian đã cạn?

© 2024 FPT CFS. Đã đăng ký Bản quyền.