Chuẩn mực IFRS là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đang được 166 quốc gia và vũng lãnh thổ áp dụng. IFRS được xem như một ngôn ngữ tài chính chung, giúp các doanh nghiệp giao tiếp và hợp tác kinh doanh với nhau một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. Trước xu hướng chung của tài chính thế giới và sự hội nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam không thể bỏ qua xu hướng chuyển đổi IFRS.
Lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực IFRS tại Việt Nam
IFRS là ngôn ngữ chung được sử dụng toàn cầu, giúp doanh nghiệp hiểu biết và so sánh các thông tin hữu ích về các doanh nghiệp khác trong cùng ngành ở các quốc gia khác nhau. Việc áp dụng IFRS tạo điều kiện cho doanh nghiệp niêm yết trên thị trường quốc tế và nhận các khoản vay ưu đãi từ các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. IFRS cung cấp khuôn khổ pháp lý cho việc kế toán các công cụ tài chính, tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý, tăng cường khả năng so sánh và tính minh bạch của báo cáo tài chính.
Đối với doanh nghiệp có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà công ty mẹ sử dụng IFRS, việc áp dụng IFRS là một yêu cầu bắt buộc nhằm phục vụ cho việc hợp nhất báo cáo tài chính ở công ty mẹ. Việc tuân thủ IFRS giúp tăng hiệu quả thị trường vốn, thúc đẩy các khoản đầu tư xuyên biên giới, cạnh tranh bình đẳng và tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Điều này không chỉ tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững và minh bạch của thị trường tài chính toàn cầu.
Thách thức khi áp dụng chuẩn mực IFRS tại Việt Nam
Thị trường tài chính và thị trường vốn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng
IFRS có mục tiêu thể hiện, ghi lại các giao dịch tài chính thuộc nền kinh tế phát triển có nhiều công cụ tài chính phức tạp. Trong khi đó, thị trường tài chính và thị trường vốn Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, chưa đầy đủ các công cụ tài chính. Điều này dẫn đến khó khăn khi áp dụng IFRS.
Các doanh nghiệp không muốn công khai tình hình tài chính
Khi áp dụng các IFRS là thì các thông tin tài chính của sẽ chính xác hơn, tin cậy hơn với việc nâng cao trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp. Điều này khiến doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ khó lòng có được BCTC khả quan như hiện tại. Các doanh nghiệp hoạt động kém có tâm lý sợ ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán, xếp hạng và duy trì điều kiện được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Con người và ngôn ngữ
Con người là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của việc chuyển đổi chuẩn mực IFRS. Tuy nhiên, nguồn nhân lực được đào tạo về các chuẩn mực kế toán này tại Việt Nam còn hạn chế. Việt Nam đang thiếu hụt lớn nguồn nhân lực có kỹ năng, nghiệp vụ kế toán và áp dụng IFRS. Ngoài ra, IFRS được soạn thảo bằng tiếng Anh, trong khi hầu hết kế toán viên, kiểm toán viên, nhà đầu tư và doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế tiếng Anh. Vì vậy, việc hiểu chính xác thuật ngữ, cập nhật tin tức và áp dụng IFRS ở Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn.
Sự chồng chéo của các văn bản quy phạm pháp luật
Việt Nam có 3 văn bản quy phạm pháp luật có tác động đến công tác tài chính của doanh nghiệp, gồm: Chính sách thuế, chuẩn mực báo cáo tài chính và cơ chế tài chính. Điều này tạo ra sự chưa nhất quán và chồng chéo trong việc áp dụng. Do đó, áp dụng IFRS ở Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn.
Xem thêm: Doanh nghiệp cần cân nhắc những gì khi chuyển đổi IFRS
Các loại chuẩn mực IFRS báo cáo tài chính quốc tế IFRS
Chuẩn mực IFRS bao gồm 16 chuẩn mực khác nhau. Trong đó chuẩn mực IFRS 17 được cập nhật và thay thế cho IFRS 4. Dưới đây là danh sách các chuẩn mực IFRS:
IFRS 1: First-time Adoption of international Financial Reporting Srandards (Lần đầu áp dụng IFRS)
IFRS 2: Share-based Payment (Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu)
IFRS 3: Business Combinations (Hợp nhất kinh doanh)
IFRS 5: Non-current Assets Held for Sale and Discontinued Operations (Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục)
IFRS 6: Exploration for and Evaluation of Mineral Assets (Thăm dò và đánh giá tài sản nguyên khoáng sản)
IFRS 7: Financial Instruments: Disclosures (Công cụ tài chính: Trình bày)
IFRS 8: Operating Segments (Bộ phận kinh doanh)
IFRS 9: Financial Instruments (Công cụ tài chính)
IFRS 10: Consolidated Financial Statements (Báo cáo tài chính hợp nhất)
IFRS 11: Joint Arragemments (Thỏa thuận liên doanh)
IFRS 12: Disclosure of Interests in Other Entities (Thuyết minh về lợi ích trong các đơn vị khác)
IFRS 13: Fair Value Measurement (Xác định giá trị hợp lí)
IFRS 14: Regulatory Deferral Accounts (Các khoản hõa lại theo luật định)
IFRS 15: Revenue from Contracts with Customers (Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng)
IFRS 16: Leases (Thuê tài sản)
IFRS 17: Insurance Contracts (Hợp đồng bảo hiểm)
Để đánh giá đúng tầm quan trọng và tính chất phức tạp của việc chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế IFRS, các doanh nghiệp sẽ có sự chuẩn bị đầy đủ về nguồn lực và đào tạo đội ngũ nhân sự giúp công ty không chỉ tuân thủ theo các yêu cầu mới của luật định mà tự chủ trong công tác đo lường và báo cáo, gia tăng tính minh bạch của thông tin, và đạt được sự tin tưởng của các nhà đầu tư và đối tác.
FPT CFS – Giải pháp hợp nhất BCTC toàn diện cho doanh nghiệp
FPT CFS là giải pháp phần mềm toàn diện giúp đơn giản hóa quy trình báo cáo tài chính; tự động hóa tới 99% công việc lập và hợp nhất báo cáo tài chính, cho phép tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các chuẩn mực kế toán (bao gồm VAS và IFRS). Giải pháp giúp Ban lãnh đạo có được cái nhìn thấu đáo về tình hình tài chính theo thời gian thực, thúc đẩy việc ra quyết định tốt hơn, giải phóng các nguồn lực để tập trung vào các nhiệm vụ tài chính chiến lược hoặc có ảnh hưởng lớn.
Giải pháp FPT CFS phù hợp với Các tập đoàn với nhiều đơn vị thành viên hoặc nhiều cấp đơn vị thành viên, các doanh nghiệp có mong muốn nâng cao hiệu quả và tính chính xác của công tác lập báo cáo tài chính và các bộ phận tài chính muốn giảm tác nghiệp thủ công, giảm khối lượng công việc. FPT CFS là một sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín, có đầy đủ nghiệp vụ hợp nhất báo cáo tài chính với nhiều tính năng ưu việt và có bảo mật cao nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn bảo mật thông tin, dữ liệu khách hàng.
Xem thêm tại đây
Nguồn Công Thương