Chuyển đến phần nội dung

Chuyển đổi IFRS

Làm sao để tích hợp IFRS vào hệ thống kế toán hiện tại của doanh nghiệp?

Tháng Mười 29, 2024

Tích hợp chuẩn mực IFRS vào hệ thống kế toán hiện tại của doanh nghiệp là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và điều chỉnh các quy trình kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu của chuẩn mực quốc tế. Việc chuyển đổi từ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang IFRS đặt ra nhiều thách thức, bao gồm các yếu tố về công nghệ, nguồn nhân lực, và thay đổi quy trình báo cáo tài chính. Để tích hợp hoàn chỉnh chuẩn mực IFRS vào hệ thống kế toán hiện nay cần có các đánh giá chuyên sâu, tổ chức đào tạo và sử dụng thêm các công nghệ hỗ trợ.

Một số thách thức doanh nghiệp gặp phải trong quá trình chuyển đổi

Sự khác biệt về nguyên tắc kế toán

IFRS và VAS có các nguyên tắc kế toán khác biệt đáng kể, ví dụ IFRS ưu tiên giá trị hợp lý, trong khi VAS chủ yếu dựa vào giá trị gốc. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh các phương pháp đo lường và đánh giá tài sản, công nợ, và doanh thu trong hệ thống kế toán hiện tại.

Sự thiếu hụt nhân sự có kỹ năng về IFRS

Tại Việt Nam, nhân sự có kỹ năng và kinh nghiệm về IFRS hiện nay khá khan hiếm. IFRS yêu cầu hiểu biết sâu rộng về các quy tắc kế toán quốc tế và đòi hỏi các kế toán viên phải có khả năng vận dụng linh hoạt các chuẩn mực mới, điều này tạo áp lực cho doanh nghiệp trong việc đào tạo hoặc tuyển dụng nhân sự.

Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin

IFRS yêu cầu hệ thống kế toán phải hỗ trợ việc tích hợp và báo cáo các chỉ số tài chính một cách chính xác và theo thời gian thực. Các doanh nghiệp có thể cần phải nâng cấp hệ thống ERP và các công cụ quản lý tài chính để đáp ứng yêu cầu phức tạp của IFRS, từ đó có thể tích hợp dữ liệu hiệu quả và cung cấp báo cáo hợp nhất nhanh chóng.

Xem thêm: Hợp nhất BCTC theo chuẩn IFRS tác động như thế nào tới hoạt động M&A của doanh nghiệp?

Làm sao để tích hợp IFRS vào hệ thống kế toán hiện tại của doanh nghiệp?
Một số thách thức doanh nghiệp gặp phải trong quá trình chuyển đổi

Chi phí chuyển đổi và đào tạo

Việc chuyển đổi sang IFRS không chỉ tốn kém về mặt công nghệ, mà còn yêu cầu chi phí lớn cho đào tạo nhân sự, thuê tư vấn chuyên gia, và triển khai các công cụ hỗ trợ báo cáo mới. Đây là một yếu tố chi phí đáng kể mà doanh nghiệp phải cân nhắc.

Điều chỉnh quy trình và chính sách tài chính

Khi áp dụng IFRS, doanh nghiệp cần phải điều chỉnh các quy trình và chính sách tài chính nhằm đảm bảo tính nhất quán và tuân thủ chuẩn mực mới. Việc này có thể ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành báo cáo và đòi hỏi sự thay đổi trong quản trị rủi ro tài chính.

Tác động đến báo cáo và công bố thông tin tài chính

Báo cáo tài chính theo IFRS yêu cầu công khai thông tin chi tiết hơn, điều này làm tăng yêu cầu về minh bạch và trách nhiệm giải trình. Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng về cách thức công bố thông tin và dự đoán phản ứng từ nhà đầu tư, đối tác và các bên liên quan.

Tích hợp chuẩn mực IFRS thành công không chỉ đòi hỏi sự sẵn sàng về kỹ thuật mà còn là sự cam kết từ ban lãnh đạo và bộ phận tài chính của doanh nghiệp. Để thực hiện tích hợp chuẩn mực IFRS vào hệ thống kế toán hiện tại của doanh nghiệp đòi hỏi một quy trình chặt chẽ và chi tiết để đảm bảo sự thành công trong việc chuyển đổi. Một số bước cơ bản cần thực hiện:

Các bước doanh nghiệp cần thực hiện để tích hợp IFRS vào hệ thống kế toán

Doanh nghiệp đánh giá và phân tích sự sẵn sàng của hệ thống kế toán hiện tại

Bước đầu tiên trong việc tích hợp IFRS, Doanh nghiệp cần xác định mức độ tương thích giữa hệ thống hiện tại và chuẩn mực IFRS, bao gồm các quy trình kế toán, hệ thống công nghệ thông tin, nhân sự và tài nguyên. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đánh giá khoảng cách giữa các chuẩn mực hiện tại (VAS) và IRFS để biết doanh nghiệp cần thay đổi ở đâu và mức độ như thế nào.

Xem thêm: Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng công nghệ

Tổ chức đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân sự

Đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình tích hợp IFRS. Doanh nghiệp sẽ tạo một nhóm dự án bao gồm các chuyên gia về kế toán, tài chính, công nghệ thông tin và tư vấn IFRS nhằm giám sát và thực hiện việc chuyển đổi và lập kế hoạch chi tiết về các bước cần thực hiện, thời gian và ngân sách dự kiến cho dự án chuyển đổi IFRS.

Để đào tạo đội ngũ kế toán và tài chính về IFRS, bao gồm các khái niệm, nguyên tắc và yêu cầu báo cáo mới. Doanh nghiệp cần tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo hoặc tham gia các khóa học chuyên sâu về IFRS để nhân viên nắm vững chuẩn mực và thực hành áp dụng vào công việc, đồng thời hiểu rõ tầm quan trọng của chuyển đổi này và làm giảm bớt lo lắng, áp lực trong quá trình chuyển đổi.

Sau khi nhân viên đã được đào tạo, doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng và cập nhật các chính sách kế toán phù hợp với IFRS. Điều này không chỉ bao gồm việc điều chỉnh các quy trình nội bộ mà còn phải đảm bảo rằng tất cả các tài liệu, hướng dẫn và quy trình đều tương thích với các yêu cầu của IFRS. Cần thiết lập một bộ quy tắc và hướng dẫn cụ thể để nhân viên có thể tham khảo khi thực hiện các giao dịch kế toán hàng ngày.

Ngoài ra, sau khi nhân viên đã được đào tạo, doanh nghiệp nên rà soát và cập nhật chính sách kế toán để phù hợp với các yêu cầu của IFRS, đặc biệt trong các lĩnh vực như đo lường tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý, hạch toán doanh thu, và xử lý thu nhập tài chính. Điều này không chỉ bao gồm việc điều chỉnh các quy trình nội bộ mà còn phải đảm bảo rằng tất cả các tài liệu, hướng dẫn và quy trình đều tương thích với các yêu cầu của IFRS. Cần thiết lập một bộ quy tắc và hướng dẫn cụ thể để nhân viên có thể tham khảo khi thực hiện các giao dịch kế toán hàng ngày. Việc điều chỉnh quy trình báo cáo để đảm bảo tính nhất quán và tuân thủ chuẩn mực IFRS, đồng thời cải thiện chất lượng thông tin tài chính.

Các bước doanh nghiệp cần thực hiện để tích hợp IFRS vào hệ thống kế toán

Nâng cấp phần mềm kế toán tích hợp chuẩn mực VAS và IFRS

Công nghệ có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong quy trình tích hợp IFRS. Trước tiên, Doanh nghiệp cần đánh giá và điều chỉnh hệ thống ERP và các phần mềm kế toán hiện tại để đáp ứng yêu cầu về báo cáo tài chính theo IFRS. Sau đó, doanh nghiệp lựa chọn đầu tư vào phần mềm kế toán có khả năng tích hợp các chuẩn mực IFRS, giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình lập báo cáo tài chính và cung cấp thông tin phân tích rõ ràng. Đồng thời, tiết kiệm thời gian mà còn nâng cao độ chính xác và giảm thiểu rủi ro sai sót trong báo cáo.

Thực hiện lập báo cáo tài chính thử nghiệm và theo dõi đánh giá

Đánh giá các sai sót, sự không phù hợp hoặc vấn đề phát sinh trong quá trình lập báo cáo thử nghiệm và thực hiện điều chỉnh cần thiết, doanh nghiệp sẽ thực hiện các báo cáo tài chính thử nghiệm theo chuẩn mực IFRS để kiểm tra sự tương thích của hệ thống và quy trình mới.

Sau khi hoàn thiện các quy trình và hệ thống, doanh nghiệp sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính chính thức theo IFRS, đảm bảo các báo cáo tuân thủ quy định công bố thông tin theo IFRS và chuẩn bị tài liệu hỗ trợ cho các bên liên quan, như cổ đông, nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Trong quá trình công bố, doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá việc áp dụng IFRS sau khi tích hợp để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, hiệu quả, đảm bảo tính nhất quán và liên tục của hệ thống báo cáo tài chính.

© 2024 FPT CFS. Đã đăng ký Bản quyền.