Chỉ còn 5 tháng nữa là đến hạn áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam, kể từ năm 2025. Để áp dụng IFRS đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị nguồn lực con người có chuyên môn cao, am hiểu về hệ thống chuẩn mực mới và có khả năng áp dụng vào thực tế hoạt động của từng đơn vị.
Với việc chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS, doanh nghiệp sẽ có nhiều thay đổi về quy trình, thủ tục và phần mềm, dẫn đến tốn kém chi phí và thời gian…Liệu doanh nghiệp đã trang bị sẵn nguồn lực con người, kiến thức và cả các giải pháp cho việc áp dụng chuẩn mực này?
Chuyển đổi BCTC chuẩn IFRS, xu thế “không thể thay đổi”
Báo cáo tài chính (BCTC) đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi, đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu quản trị nội bộ và thu hút đầu tư. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về báo cáo tài chính và kiếm soát, dựa trên nguyên tắc giả định kế toán chặt chẽ, đảm bảo tính trung thực và phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Việc chuyển đổi sang IFRS tại Việt Nam đang được đẩy mạnh, đặc biệt với sự khuyến khích từ nhà nước đối với các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù còn trong giai đoạn tự nguyện, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của IFRS và đang tích cực triển khai.
Mục đích của báo cáo này là kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực, dòng tiền, hiệu quả kinh doanh và tình trạng tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Qua đó, cấp lãnh đạo và các nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong vấn đề quản trị doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính tiêu chuẩn quốc tế IFRS còn mở ra cơ hội tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Một điển hình cụ thể, để niêm yết trên các sàn giao dịch nước ngoài yêu cầu tối thiểu là doanh nghiệp phải có các bộ BCTC được lập và trình bày theo các tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận rộng rãi như IFRS.
Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là xu thế tất yếu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam quy mô lớn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Bên cạnh đó, BCTC chuẩn IFRS thể hiện tính minh bạch, trung thực giúp gia tăng lòng tin và giảm rủi ro cho các nhà đầu tư, các tổ chức cho vay, góp phần thiết lập một hệ thống công cụ giám sát hữu hiệu đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế của các cơ quan nhà nước, thúc đẩy sự phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu.
IFRS, với hơn 40 chuẩn mực chi tiết, bao quát mọi khía cạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ tài sản cố định đến doanh thu, đã trở thành ngôn ngữ chung cho báo cáo tài chính toàn cầu. Sự thống nhất này không chỉ giúp các nhà đầu tư, đối tác dễ dàng so sánh và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn xóa nhòa rào cản thông tin giữa các quốc gia. Với sự chấp nhận rộng rãi từ 166 quốc gia, IFRS đã chứng minh được vị thế không thể thay thế của mình trong bối cảnh kinh tế hội nhập ngày nay. Việc các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế bắt buộc áp dụng IFRS càng khẳng định xu hướng tất yếu này.
“Nước đã đến chân” – Doanh nghiệp cần hoàn thiện nguồn lực và giải pháp công nghệ sẵn sàng cho chuyển đổi BCTC chuẩn IFRS
Trong ấn phẩm chuyển đổi chuẩn mực VAS sang IFRS do Deloitte Vietnam phát hành, để hoàn thành chuyển đổi IFRS, doanh nghiệp cần trải qua 4 giai đoạn: Xác định phạm vi công việc, chuẩn bị nguồn lực cần thiết, triển khai kế hoạch và giám sát quá trình chuyển đổi.
Tại thời điểm hiện tại, đa phần các doanh nghiệp đã và đang triển khai các bước chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi này. Việc tập trung nguồn lực là yếu tố then chốt, bao gồm cả nguồn nhân lực và giải pháp công nghệ. Đối với nguồn nhân lực, bên cạnh việc đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán, tài chính chuyên môn về IFRS, doanh nghiệp cần sự tham gia và chỉ đạo từ ban lãnh đạo cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban liên quan.
Bên cạnh nguồn lực con người, các doanh nghiệp cũng đã chủ động tìm kiếm và ứng dụng các giải pháp công nghệ. Việc ứng dụng các phần mềm kế toán có khả năng kết nối dữ liệu, sổ sách và tự động chuyển đổi số liệu theo chuẩn mực IFRS là vô cùng cần thiết.
Đây là hai khía cạnh quan trọng cũng như chiếm nhiều thời gian nhất trong 04 giai đoạn của quy trình chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã sẵn sàng cho nguồn lực và giải pháp công nghệ càng sớm thì giai đoạn triển khai chi tiết và giám sát quá trình chuyển đổi sẽ giảm bớt thời gian và tối ưu chi phí hơn và đảm bảo quá trình chuyển đổi BCTC sang IFRS của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ, hiệu quả sau năm 2025.
FPT CFS: Giải pháp tăng hiệu suất cho việc hợp nhất BCTC chuẩn IFRS sau năm 2025
Số liệu và báo cáo theo chuẩn VAS không hoàn toàn tương thích với IFRS do có khác biệt về nguyên tắc kế toán, cách thức ghi nhận, trình bày thông tin trong BCTC. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ chuyển đổi IFRS để giúp tự động hóa việc điều chỉnh số liệu VAS, đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán hiện hành (bao gồm VAS và IFRS).
Giải pháp hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện FPT CFS cho phép tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, đảm bảo tính chính xác để thực hiện BCTC theo chuẩn mực VAS, khai báo và quản lý các thông tin liên quan, đánh giá và ghi nhận chênh lệch theo chuẩn mực IFRS.
Ngoài ra, FPT CFS giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình kế toán, tăng khả năng tự động hóa công việc lập và hợp nhất BCTC lên tới 99%. Thời gian lập báo cáo giảm đến 80% và theo đó việc phát hành báo cáo riêng và báo cáo hợp nhất của doanh nghiệp được cải thiện nhanh hơn 60% so với thời gian trung bình trước đây.
Liên hệ với chúng tôi để đặt lịch tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia FPT ngay! Tại đây
Với năng lực công nghệ từ FPT, giải pháp cung cấp số liệu, báo cáo ở thời gian thực (real-time) giúp lãnh đạo doanh nghiệp giám sát, kiểm soát và có cái nhìn thấu đáo về “sức khỏe” tài chính doanh nghiệp. Từ đó, việc ra quyết định quản trị tài chính tốt hơn, giải phóng các nguồn lực chuyên môn để tập trung vào các nhiệm vụ tài chính chiến lược hoặc có ảnh hưởng lớn với doanh nghiệp.
Cốt lõi của hệ thống FPT CFS là thiết kế cơ sở dữ liệu (CSDL) quan hệ, được phân vùng nhiều chiều và có khả năng cấu hình linh động đáp ứng các nhu cầu xử lý dữ liệu lớn. Tùy biến theo cấu hình nghiệp vụ xử lý hợp nhất, hệ thống cung cấp các data model có khả năng cấu hình bởi người dùng cuối. Theo đó, mọi dữ liệu báo cáo đều được xử lý và tính toán trả về theo thời gian thực, với độ chính xác cao và tốc độ phản hồi vô cùng ấn tượng.
Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã ứng dụng giải pháp công nghệ FPT CFS cho việc hợp nhất BCTC toàn diện có thể kể đến như Hải An Group, Medlatec, Kim Tín, Đất Xanh… Giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp có nhiều cấp hoặc đơn vị thành viên với khả năng tùy chỉnh phù hợp theo mô hình đặc thù Doanh nghiệp, góp phần nâng tầm quản trị tài chính và tối ưu hiệu suất.
Xem thêm: Lý do Doanh nghiệp nên chọn giải pháp hợp nhất BCTC FPT CFS
Liên hệ với chúng tôi để đặt lịch tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia FPT ngay! Tại đây